Hiện tượng thay răng sữa là quá trình tự nhiên và gặp ở mọi đứa trẻ. Răng sữa sẽ lần lượt rụng và được thay bằng các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu nhổ răng sữa cho bé sai cách có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng. Vậy, làm thế nào để thực hiện điều đó mà ít gây đau cho trẻ, hãy cùng nha khoa Amanda tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Vì sao phải nhổ răng sữa?
Răng sữa là bộ răng đầu tiên của con người, mọc lên từ khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ lớn lên. Răng sữa tự rụng hoặc được nhổ để chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển của răng vĩnh viễn. Trẻ nhỏ sẽ “thay răng” trong độ tuổi 6 – 12 tuổi. Mặc dù răng sữa sẽ tự rụng nhưng có một số trường hợp, ba mẹ cần chủ động nhổ răng cho bé.

Có một số lý do khiến trẻ cần phải nhổ răng sữa, bao gồm:
- Sâu răng: Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị sâu răng do vi khuẩn trú ngụ trong miệng. Bạn nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, hạn chế đồ ăn có nhiều đường, nhất là bánh kẹo. Một số răng sữa bị sâu răng, hư hỏng nặng có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, cần nhổ đi.
- Dành chỗ cho răng vĩnh viễn: Trong quá trình thay răng, nếu răng sữa chưa bị nhổ đi, răng vĩnh viễn không thể mọc lên đúng vị trí, mọc lệch, chen chúc giữa các răng sữa hoặc không thể tách nướu mọc lên.
- Tai nạn: Trẻ em hiếu động nên khó tránh khỏi các tai nạn, té ngã khi bé vui chơi, đùa giỡn,… Té ngã khiến răng sữa bị gãy khi vẫn đang khỏe mạnh.
- Chỉnh nha: Đôi khi phải nhổ đi một vài chiếc răng tạo ra khoảng trống, giúp bác sĩ thực hiện thủ thuật chỉnh nha.
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ?
Khi răng sữa của con bắt đầu lung lay, không có nghĩa là nó đã sẵn sàng để bị nhổ bỏ. Chân răng sữa bị tiêu biến để tạo chỗ cho chân răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu cha mẹ chưa từng được hướng dẫn nhổ răng sữa và không đợi đúng thời điểm, con trẻ sẽ có một khoảng trống trên hàm răng.
Thông thường, răng sữa chỉ được nhổ nếu bị tổn thương nghiêm trọng. Ví dụ, trong một chấn thương nghiêm trọng, răng sữa có thể bị nứt, lung lay hoặc bị ảnh hưởng và có thể cần nhổ bỏ.
Răng sữa bị sâu hoặc nhiễm trùng nặng cũng có thể nhổ bỏ. Nếu trám răng hoặc điều trị tủy không được thì nên nhổ răng. Phương án này sẽ ngăn nhiễm trùng lan sang những chiếc răng còn lại, đồng thời chấm dứt cơn đau nhức răng cho bé.
Khi con đến tuổi mọc răng vĩnh viễn nhưng răng sữa vẫn chưa rụng, để tránh răng mọc lệch, răng sữa cần được nhổ đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Không nhổ răng sữa có sao không?
Không nhổ răng sữa khi đến thời điểm cần thiết có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng cho trẻ. Thông thường, răng sữa rụng tự nhiên nhưng trong những ngày răng sữa gần rụng có thể khiến bé sốt nhẹ.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, mảnh vụn răng sữa còn sót lại trong nướu có thể cản trở răng vĩnh viễn mọc lên. Ngược lại, nếu răng sữa tồn tại quá lâu, nó có thể gây viêm nướu và cản trở sự mọc lên của răng vĩnh viễn, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc xiên hoặc chen chúc giữa các răng sữa và răng vĩnh viễn.
Nên nhổ răng sữa sớm không?
Không nên nhổ răng sữa quá sớm. Khi răng vẫn còn chắc chắn và chưa có dấu hiệu lung lay, việc cố gắng nhổ răng có thể gây chảy máu và đau cho trẻ.
Việc nhổ răng sữa quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ, đặc biệt là khi học ngoại ngữ. Sự hài hòa giữa răng trên, răng dưới, lưỡi và môi rất quan trọng để phát âm chính xác. Việc mất một chiếc răng có thể làm mất đi sự hoàn thiện của cấu trúc hàm và hình thành thói quen phát âm sai lệch từ nhỏ.

Bên cạnh việc hỗ trợ ăn uống, răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ răng vĩnh viễn. Việc loại bỏ răng sữa quá sớm có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận, khiến chúng mọc nghiêng, lệch và dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc và không đều đặn sau này.
Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé tại nhà đúng cách
Nhổ răng sữa cho bé tại nhà cần thực hiện đúng cách để tránh gây đau đớn và biến chứng cho trẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Chỉ nên nhổ những chiếc răng sữa đã lung lay và đến thời điểm cần thay răng mới. Không nên tự ý nhổ răng sữa khi chúng vẫn còn chắc chắn và chưa có dấu hiệu rụng. Tại nhà, bạn có thể nhổ răng sữa cho bé bằng cách lắc nhẹ chiếc răng cần nhổ đến khi răng tự bật gốc ra.
Phụ huynh có thể để trẻ tự thực hiện thao tác nhổ răng sau khi vệ sinh tay sạch sẽ. Bé có thể sử dụng tay hoặc lưỡi để di chuyển răng qua lại. Khi tự nhổ răng, bé sẽ tự đánh giá được khả năng chịu đau của mình và tự điều chỉnh lực, thao tác khi làm răng lung lay. Trẻ nên lặp lại thao tác này cho đến khi chân răng tự bật gốc ra ngoài.

Nếu bé không thể tự nhổ răng, bạn có thể hỗ trợ. Trước tiên, hãy giải thích cho bé hiểu để bé hợp tác, tránh nhổ răng một cách đột ngột khiến bé hoảng sợ. Sau đó, dùng một miếng gạc sạch cầm chân răng và dùng lực xoắn nhẹ để nhổ chiếc răng đang lung lay.
Sau khi nhổ răng, cần cầm máu bằng một miếng bông gòn, nhét vào chân răng vừa nhổ và cho bé cắn chặt trong khoảng 5-10 phút đến khi máu ngưng chảy. Khi đã cầm máu thành công, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không có chân răng còn sót lại trong nướu.
Nhổ răng sữa giá bao nhiêu?
Tùy vào tình trạng răng, sức khỏe của trẻ (có bệnh nền hay không), gói dịch vụ mà bạn lựa chọn sẽ có những mức giá khác nhau. Để biết mức giá chính xác, bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa, bệnh viện để các bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, đánh giá tình trạng răng của bé và đưa ra con số cụ thể về mức giá.
Bảng giá nhổ răng sữa tại nha khoa Amanda:
Dịch vụ | Đơn vị | Giá thành |
Nhổ răng sữa tê bôi | Răng | 30.000 đ |
Nhổ răng sữa tế chích | Răng | 100.000 đ |
Tại sao nên chọn nhổ răng sữa tại Nha khoa Amanda?
Nha khoa Amanda được đánh giá là một địa chỉ nha khoa uy tín, được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn khi cần nhổ răng sữa cho con em mình.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ tại Nha khoa Amanda đều có tay nghề cao, thao tác nhẹ nhàng, giúp bé giảm thiểu tối đa cảm giác đau và sợ hãi.
- Trang thiết bị hiện đại: Nha khoa Amanda trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và hiệu quả. Các dụng cụ nha khoa được khử trùng tuyệt đối, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Quy trình nhổ răng nhẹ nhàng, không đau: Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá tình trạng răng của bé trước khi tiến hành nhổ răng. Nha khoa Amanda áp dụng các phương pháp gây tê hiện đại, giúp bé không cảm thấy đau trong suốt quá trình nhổ răng.
- Bên cạnh đó, nha khoa Amanda còn áp dụng mô hình 1 phòng nha – 1 bác sĩ – 1 khách hàng – 1 bộ dụng cụ nha khoa nhằm đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm chéo. Phòng điều trị và các thiết bị đều được khử khuẩn bằng công nghệ Châu Âu và tuân thủ tiêu chuẩn vô trùng của Bộ Y tế.

Quy trình nhổ răng sữa tại Nha khoa Amanda
Sau khi khám lâm sàng và chẩn đoán tình trạng răng của người bệnh, bác sĩ sẽ xác định xem răng sữa có cần nhổ hay không. Tiếp theo, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về tình trạng răng và báo giá chi phí nhổ răng. Chỉ khi người bệnh đồng ý, bác sĩ mới tiến hành quy trình nhổ răng:
Răng sữa đã lung lay: bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê dạng gel thoa lên vùng răng sữa cần nhổ. Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng kìm nha khoa chuyên dụng để nhổ răng và thực hiện các biện pháp cầm máu cần thiết. Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.
Răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên: bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ để đảm bảo quá trình nhổ răng không gây đau. Sau đó, bác sĩ sẽ nhổ răng sữa bằng dụng cụ chuyên dụng, thực hiện cầm máu cho vùng răng vừa nhổ, kê đơn thuốc điều trị và hẹn lịch tái khám để theo dõi quá trình lành thương.
Các lưu ý sau khi nhổ răng sữa cho bé
Sau khi nhổ răng sữa cho bé, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo vết thương mau lành và tránh các biến chứng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần ghi nhớ:
- Đảm bảo cầm máu sau khi nhổ răng: nha sĩ thường cho bé ngậm miếng gạc hoặc miếng bông sau khi nhổ răng để cầm máu trong 5 – 10 phút. Sau khi tháo miếng bông ra, 1 ít máu từ vị trí nhổ răng có thể vẫn còn trong miệng, điều này bình thường. Nếu vết nhổ tiếp tục chảy máu, nha sĩ sẽ cho bé ngậm thêm bông hoặc gạc mới, trong vài phút tiếp theo để cầm máu hẳn.
- Vệ sinh răng miệng: chỉ nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh chải răng vào vị trí răng mới nhổ. Ổ răng sữa sau khi nhổ mất khoảng 1 – 2 tuần phục hồi và chuẩn bị cho răng vĩnh viễn mọc. Trong thời gian này, phải chú ý giữ sạch vùng nướu mới nhổ răng bằng cách chải răng thường xuyên.
- Dùng thuốc: hầu hết các trường hợp nhổ răng sữa không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ kê đơn và có hướng dẫn cụ thể.
Các câu hỏi thường gặp về nhổ răng sữa
Nhổ răng sữa là một thủ thuật phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn còn những thắc mắc. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về nhổ răng sữa:
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Răng sữa lung lay 1 – 2 tuần nên nhổ bỏ. Nhưng ở một số trường hợp, răng sữa chưa lung lay nhiều nhưng vẫn phải nhổ do răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu mọc lên.
Nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không?
Không nên nhổ răng sữa chưa lung lay vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai, cấu trúc răng vĩnh viễn sau này của bé. Trong một số trường hợp đặc biệt như sâu răng hoặc răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lên nhưng răng sữa vẫn còn chắc khỏe,… mới nên cân nhắc nhổ răng sữa chưa lung lay.
Nhổ răng sữa có đau không?
Nhổ răng sữa không đau, đây là điều đã được các bác sĩ nha khoa khẳng định. Nếu bạn nhổ răng sữa ở thời điểm răng lung lay, toàn bộ chân răng đã bong ra khỏi nướu, việc nhổ răng lúc này sẽ không gây đau cho trẻ. Nhưng nếu nhổ răng sữa khi răng vẫn còn chắc, chưa lung lay,… sẽ khiến trẻ đau và phải dùng thuốc tê trước khi nhổ.
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại?
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau… như răng cửa hàm trên mọc chậm hơn răng cửa hàm dưới sau khi nhổ răng sữa tương ứng. Răng nanh và răng cối nhỏ thường xuất hiện ngay sau khi những chiếc răng sữa được nhổ đi. Những răng mọc sau khi nhổ răng sữa là răng vĩnh viễn.
Nhổ răng sữa có nguy hiểm không?
Nhổ răng sữa không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, nhổ đúng thời điểm. Bạn nên đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bởi chi phí nhổ răng không quá tốn kém nhưng an toàn cho con yêu. Y văn đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do tự nhổ răng sữa tại nhà.
Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?
Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng không nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Nếu phụ huynh không nắm quy trình, kỹ thuật,… có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Hầu hết, răng sữa cuối cùng sẽ tự rụng. Nếu bạn muốn nhổ răng sữa chưa lung lay, chưa có dấu hiệu rụng bình thường, hãy đưa con đến nha sĩ thay vì cố gắng nhổ răng sữa ở nhà.
Tóm lại, việc nhổ răng sữa cho bé là một quá trình tự nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa sự khó chịu cho trẻ, cha mẹ nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.