090 423 8988

Hotline hỗ trợ 24/7

T.Hai - C.Nhật

8AM - 7PM

Điều trị tủy răng: Quy trình và chi phí điều trị bao nhiêu?

Khi tủy răng bị tổn thương hoặc nhiễm trùng do sâu răng, chấn thương hoặc các nguyên nhân khác, điều trị tủy răng là biện pháp nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và bảo tồn răng thật. Vậy điều trị tủy răng là gì? Quy trình thực hiện và khi nào răng cần chữa tủy? Hãy cùng Nha khoa Amanda tìm hiểu nội dung chi tiết dưới đây!

Điều trị tủy răng là gì?

Tủy răng là một mô mềm nằm ở trung tâm răng, chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết. Tủy răng đảm nhận chức năng cảm giác, nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng.
Điều trị tủy răng (còn gọi là điều trị nội nha) là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm hoặc tổn thương, sau đó làm sạch, tạo hình và trám bít ống tủy để bảo tồn răng.
Trước đây, hững răng bị tổn thương tủy thường phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, điều trị tủy răng đã trở thành một phương pháp phổ biến và hiệu quả để bảo tồn răng thật.

điều trị tủy răng
Sau khi trám bít ống tủy, bác sĩ sẽ phục hồi răng bằng miếng trám hoặc mão răng để bảo vệ răng.

Vì sao cần phải điều trị tủy răng?

Vì tủy răng không có khả năng tự lành thương, nên khi bị tấn công, tủy răng sẽ trở nên yếu, viêm nhiễm và chết. Nếu tủy răng bị bệnh không được điều trị, viêm nhiễm từ tủy răng sẽ lan xuống vùng cuống răng gây nhiễm trùng cuống, nhiễm trùng lan rộng làm xương quanh răng bị viêm nhiễm, tiêu đi, răng lung lay và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Ngoài nguyên nhân gây viêm nhiễm, những cơn đau do tủy bị viêm thường dữ dội, dùng thuốc giảm đau không đỡ, khiến bạn không thể chịu đựng được và bạn phải tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp của nha sĩ ngay. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần được can thiệp y tế khẩn cấp để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Khi răng phải nhổ bỏ sẽ để lại khoảng trống mất răng trong miệng. Khoảng trống này sẽ gây khó chịu cho bạn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, việc làm một chiếc răng giả để bù vào răng đã mất đôi khi phức tạp, ảnh hưởng đến các răng và các tổ chức xung quanh cũng như khó có thể mang lại cảm giác như một răng thật.

Điều trị tủy răng là một phương pháp cần thiết để bảo tồn răng thật.

Những răng nào cần điều trị tủy răng?

Những răng cần điều trị tủy thường có các dấu hiệu sau:

  • Đầu tiên là những răng có bệnh lý tủy như: sâu răng chạm vào tủy, tủy không khỏe mạnh do bị kích thích bởi chất hàn, những răng bị mài nhiều, tủy bị hở do tai nạn, vỡ răng.
  • Tiếp theo là những răng có bệnh lý vùng cuống như: có ổ nhiễm trùng ở vùng cuống răng, ổ nhiễm trùng tạo nên ổ mủ lớn (gọi là Abscess) ở lợi và các vùng xung quanh gây sưng mặt, sưng lợi, đau khi ăn nhai.
  • Những răng cần phải chữa tủy do yêu cầu của làm răng giả (làm cầu, chụp răng), làm răng thẩm mỹ.

Lưu ý, người bệnh có bệnh nền về tim mạch, tiểu đường, gout cần đi tầm soát răng miệng để phát hiện kịp thời, điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh nền đang mắc.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Khi nào cần điều trị tủy răng?

Việc điều trị tủy răng là cần thiết khi chụp X-quang cho thấy tủy răng bị tổn thương do nhiễm trùng. Tình trạng này dẫn đến viêm tủy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan rộng.Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy răng có thể cần điều trị tủy:

  • Đau răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
  • Răng bị lung lay.
  • Nướu sưng gần răng bị bệnh.
  • Chảy mủ từ răng bị ảnh hưởng.
  • Sưng má hoặc hàm.
  • Răng bị sậm màu.

Nguyên tắc điều trị tủy răng bạn nên biết

Để bảo tồn răng và duy trì chức năng ăn nhai, việc lấy tủy răng (điều trị tủy) cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

  • Vô trùng
  • Loại bỏ hết toàn bộ tủy trong răng và hệ thống ống tủy phải được làm sạch. Ống tủy cần được tạo hình một cách thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trám bít kín sau này.
  • Các ống tủy cần được trám bít kín theo ba chiều không gian.

Lưu ý khi điều trị tủy răng bạn nên nắm

Điều trị tủy răng là một thủ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy hỏi bác sĩ về các bước thực hiện, thời gian điều trị, chi phí và các rủi ro có thể xảy ra.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý bạn đang mắc phải, các loại thuốc bạn đang sử dụng và các dị ứng bạn có thể gặp.
  • Ăn trước khi điều trị bởi sau khi điều trị xong, thuốc tê vẫn còn tác dụng và bạn sẽ khó khăn trong việc ăn uống.
  • Hãy cố gắng thư giãn và giữ tinh thần thoải mái.
  • Hạn chế uống cà phê hoặc nước có đường.
  • Uống thuốc giảm đau và kháng viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng răng.

Quy trình điều trị tủy răng chuẩn chuyên khoa

Quy trình điều trị tủy răng thường bao gồm các bước sau:

Trước khi điều trị tủy răng

Bác sĩ sẽ chụp X-quang răng để có thể quan sát rõ cấu trúc bên trong ống tủy, đánh giá mức độ tổn thương và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Trong quá trình điều trị tủy răng

  • Bước 1: Người bệnh được gây tê cục bộ để đảm bảo không đau trong suốt quá trình điều trị.
  • Bước 2: Bác sĩ đặt tấm chắn cao su (dental dam) quanh răng điều trị nhằm ngăn việc người bệnh nuốt các dung dịch bơm rửa trong quá trình điều trị.
  • Bước 3: Bác sĩ dùng mũi khoan chuyên dụng để chuẩn bị vùng răng cần điều trị, tạo đường vào ống tủy.
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ vệ sinh, loại bỏ vi khuẩn trong ống tủy bằng các dụng cụ nội nha.
  • Bước 5: Nếu có áp xe mặt ngoài chân răng, bác sĩ sẽ dẫn lưu chất dịch ra để giải phóng áp lực và loại bỏ mủ.

Sau điều trị tủy răng

Sau khi điều trị, ống tủy sẽ được trám lại và răng sẽ được phục hồi bằng miếng trám hoặc mão răng. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy hoặc nóng rát, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển.

Chi phí điều trị tủy răng bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị tủy răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Vị trí răng: Răng cửa thường có chi phí thấp hơn răng hàm do cấu trúc đơn giản hơn.
  • Mức độ tổn thương: Tủy răng bị viêm nhẹ sẽ có chi phí thấp hơn tủy răng bị viêm nặng hoặc áp xe.
  • Số lượng ống tủy: Răng có nhiều ống tủy (răng hàm) sẽ có chi phí cao hơn răng có ít ống tủy (răng cửa).
  • Phương pháp điều trị: Điều trị tủy răng bằng tay thường có chi phí thấp hơn điều trị tủy răng bằng máy.
  • Địa chỉ nha khoa: Nha khoa tư nhân thường có chi phí cao hơn nha khoa công lập.
  • Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ có tay nghề cao thường có chi phí cao hơn bác sĩ có tay nghề thấp.
  • Trang thiết bị: Nha khoa có trang thiết bị hiện đại thường có chi phí cao hơn nha khoa có trang thiết bị cũ.

Sau đây bạn có thể tham khảo bảng giá điều trị tủy tại nha khoa Amanda nhé:

Dịch vụ Đơn vị Giá thành (đồng)
Điều trị tủy răng 1 chân 01 răng 800.000
Điều trị tủy răng 2-3 chân 01 răng 1.500.000
Điều trị tủy răng 2-3 chân một lần hẹn 01 răng 2.500.000
Chốt phục hình sau điều trị tủy 01 chốt 1.000.000
Điều trị tủy lại 01 răng 2.500.000

Vì sao nên chọn nha khoa Amanda để điều trị tủy răng?

Nha khoa Amanda là địa chỉ điều trị tuỷ hiệu quả và uy tín, được nhiều khách hàng lựa chọn bởi vì:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên gia: Tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với từng khách hàng.
  • Công nghệ tiên tiến: Trang thiết bị nhập khẩu Châu Âu, cập nhật liên tục để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.
  • An toàn tuyệt đối: Hệ thống khử trùng Mocom Classic tiêu chuẩn Châu Âu, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Không gian riêng tư: Mỗi khách hàng được điều trị trong phòng riêng, đảm bảo sự thoải mái và yên tĩnh.
  • Chi phí minh bạch: Bảng giá rõ ràng, chi tiết, giúp khách hàng hoàn toàn an tâm.
Nên lựa chọn điều trị tủy răng tại Nha Khoa Amanda

Chữa tủy răng mất bao lâu?

Thời gian cho một lần điều trị tủy răng có thể dao động từ 30 phút đến 90 phút, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của răng. Với tủy răng nhiễm trùng, người bệnh cần khoảng 3-4 lần điều trị. Với răng lộ tủy, không nhiễm trùng, người bệnh chỉ cần 1-2 lần điều trị. Ngoài ra, thời gian điều trị còn tùy thuộc vào vùng răng, với răng 1 chân thời gian điều trị ngắn hơn các răng nhiều chân (răng hàm).

Cách giảm đau răng sau khi chữa tủy

Có, chữa tủy răng gây đau. Người bệnh đau nhiều hoặc ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà thuốc tê đáp ứng và việc tủy viêm hoặc tủy hoại tử. Với tủy viêm cấp sẽ có cảm giác đau nhiều, đặc biệt ở răng đã lộ tủy. Vì vậy, trong quá trình điều trị, để giảm cơn đau, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ. Sau khi điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức một thời gian.

Biến chứng sau khi điều trị tủy có thể xảy ra

Mặc dù điều trị tủy răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến và thường mang lại kết quả tốt, nhưng vẫn có thể xảy ra một số biến chứng sau khi điều trị. Một số biến chứng sau khi điều trị tủy có thể xảy ra, bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Đau và khó chịu.
  • Tổn thương dây thần kinh.
  • Gãy răng.

Triệu chứng bất thường sau khi điều trị tủy răng

Một số triệu chứng bất thường có thể xảy ra sau điều trị tủy răng, bao gồm:

  • Bác sĩ điều trị không sạch nhiễm trùng (như răng có 4 chân nhưng bác sĩ chỉ thấy và điều trị 3 chân) có thể khiến nhiễm trùng tiến triển lan đến xương, dẫn đến đau nhức dai dẳng.
  • Trám không đúng cách, không bít hoàn toàn chân răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trở lại, gây viêm nhiễm và thất bại trong điều trị.
  • Trong quá trình điều trị có thể chân răng nứt hoặc chất trám vỡ làm khó trám hiệu quả.

Biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị tuỷ

Nếu không điều trị tủy răng kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra:

  • Nhiễm trùng miệng.
  • Áp xe não.
  • Viêm màng não.
  • Viêm xoang mủ.
  • Viêm mô tế bào hốc mắt.
  • Huyết khối xoang hang.

Cách chăm sóc răng sau khi chữa tủy

Sau khi điều trị tủy răng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo răng phục hồi tốt và ngăn ngừa các biến chứng.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận.
  • Răng sau khi điều trị tủy sẽ yếu hơn, dễ bị nứt vỡ. Vì vậy, nên tránh ăn các loại thức ăn cứng như đá, kẹo cứng hoặc thức ăn dai như thịt dai.
  • Thức ăn ngọt và có tính axit tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Hạn chế đồ uống có ga, nước ép trái cây có tính axit.
  • Trong vài ngày đầu sau khi điều trị, nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, hoặc thức ăn xay nhuyễn.
  • Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và nướu, đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt.

Khả năng thành công của biện pháp điều trị ống tủy răng

Biện pháp điều trị ống tủy răng thường có tỉ lệ thành công cao trong việc giữ lại răng tự nhiên và làm sạch toàn bộ phần viêm nhiễm. Có khoảng 9 trên 10 răng trải qua biện pháp điều trị trên có khả năng duy trì ổn định từ 8 đến 10 năm. Đối với những răng được bọc mão sau khi trải qua biện pháp điều trị ống tủy răng thì khả năng duy trì ổn định của chúng sẽ được gia tăng.

Điều trị ống tủy răng có tỉ lệ thành công cao trong việc giữ lại răng tự nhiên và làm sạch toàn bộ phần viêm nhiễm

Răng sẽ trở nên chắc khỏe hơn nếu bệnh nhân thực hiện hình thức vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó, tuổi thọ của răng sau khi trải qua biện pháp điều trị ống tủy cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như: phần răng tự nhiên còn lại sau trị liệu (răng thường sẽ bị đục đẽo để thực hiện quá trình trị liệu), việc vệ sinh răng miệng của bệnh nhân, và cường độ sử dụng răng của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị ống tủy răng vẫn có thể được lặp lại nếu tình trạng viêm nhiễm tiếp tục tái diễn. Trong trường hợp răng vẫn bị viêm nhiễm sau khi trải qua trị liệu, bác sĩ có thể đề xuất một hình thức chữa trị nhỏ có tên phẫu thuật cắt bỏ cuống chân răng để đặt dấu chấm hết cho tình trạng này.

Điều trị tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn răng thật, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và duy trì chức năng ăn nhai. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường ở răng, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Dịch vụ liên quan

Bài viết gần đây

Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách. Nha khoa Amanda sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm